Đăng nhập/ Đăng ký nhanh bằng tài khoản mạng xã hội

Giỏ Hàng (0)
Đóng
Cập nhật giỏ hàng

Hiện tại chưa có sản phẩm nào
trong giỏ hàng

Tiếp tục mua sắm

Nguồn gốc và sự phát triển của áo dài Việt Nam

Áo dài Việt Nam từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam nhằm  tôn lên giá trị vẻ đẹp truyền thống người phụ nữ Việt. Áo dài lựa chọn là trang phục của nhiều chương trình, lễ hội lớn nhằm tôn vinh giá trị áo dài cũng như giới thiệu quảng bá văn hóa, đất nước con người Việt Nam. Vậy, nguồn gốc và sự phát triển của áo dài Việt Nam từ những thập niên trước đến nay như nào ?

Áo dài Việt Nam trước thời Nguyễn

  • Áo dài từ lâu đã là một nét đẹp văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt Nam:’ Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố đã thấy tâm hồn quê hương ở đó ‘. Trải qua nhiều lịch sử phát triển, áo dài không ngừng biến đổi để tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.
  • Chiếc áo dài đã thu hút được nhiều người muốn khám phá, tìm hiểu sự hình thành và ra đời của nó. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam, cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào có thể khẳng định chính xác chiếc áo dài ra đời từ khi nào. Có một số người nói rằng áo dài xuất hiện xuất hiện vào khoảng năm 38 – 42 SCN. Hai vị tướng tài giỏi là hai bà Trưng là người đầu tiên khoác lên mình trang phục này trong cuộc kháng chiến chống lại nhà Hán giành lại độc lâp cho dân tộc Việt Nam.

Áo dài từ trống đồng Ngọc Lũ

Áo dài Việt Nam vào thời nhà Nguyễn: áo dài giao lĩnh 

  • Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra y phục xa xưa nhất của người Việt cách đây khoảng 2.500 năm, đã cho thấy hình ảnh phụ nữ mặc trang phục áo dài với hai tà xẻ tung bay trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.
  • Có lịch sử ghi chép lại Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát  là người được xem là có công sáng chế và  định hình ra chiếc áo dài Việt Nam, được gọi với tên áo dài giao lĩnh.
  • Áo được thiết kế theo dáng rộng, thân dài chấm gót, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng. Thân áo được tính từ cổ xuống eo, may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây có lẽ là áo dài đầu tiên là sự kết hợp giữa váy người Chăm và chiếc váy sườn xám người Trung Hoa.Áo dài Giao Lãnh

 

Áo dài Việt Nam ở thế kỉ 17: áo tứ thân

Áo tứ thân được thiết kế dựa theo áo giao lĩnh và tiện hơn cho việc đồng áng, buôn bán của người phụ nữ, người xưa đã may rời 2 tà trước đuọc xẻ rời để buộc vào với nhau, 2 tà sau                    may liền lại thành vạt áo.Phần lớn áo tứ thân được dùng cho tầng lớp lao động, nên thường sẽ có màu tối sẽ tiện cho việc đồng áng.Áo tứ thân

 

Áo dài Việt Nam ở thế kỉ 19: thời kì vua Gia Long

  • Thời kì vua Gia Long, trên cơ sở của áo tứ thân, áo ngũ thân đã xuất hiện.
  • Áo ngũ thân được dùng cho tầng lớp quý tộc để phân biệt giai cấp lao động nghèo. Loại áo này cũng có 4 vạt được chia thành 2 tà như áo tứ thân nhưng ở tà trước có thêm một vạt nhỏ như lót kín đáo, thể hiện sự tinh tế, kín đáo cho người mặc.
  • Đầu thế kỉ 20, áo ngũ thân được thịnh hành với kiểu dáng rộng và có cổ.

Áo dài ngũ thân

Ảnh hưởng của phương Tây đối với áo dài Việt Nam ở thế kỉ 20

  • Họa sĩ Cát Tường sáng tạo ra áo dài Lemur vào năm 1939 và đặt tên theo tiếng Pháp của bà.
  • Là kiểu áo dài cách tân đầu tiên mà họa sỹ Cát Tường tung ra, được lấy cảm hứng từ chiếc váy phương Tây với dáng tay bồng, cổ lá sen,… . Áo chỉ có hai vạt trước và sau, may ôm sát cơ thể và có viền nhỏ, khuy áo được cài bên sườn tạo nên sự nữ tính, tà áo may kéo dài chạm đất tạo ra sự mới mẻ, thu hút hơn.
  • Áo Lemur có từ năm 1939 và được thịnh hành đến năm 1943.

Áo dài Lemur

Sau 4 năm phổ biến áo dài Lemur, áo dài Việt Nam đã có thay đổi gì?

  • Áo dài Lê Phổ được ra đời bởi nhà thiết kế Lê Phổ, một thiết kế tuyệt vời dựa theo nét đẹp của áo Lemur và đã loại bỏ những chi tiết không cần tạo ra áo Lê Phổ.
  • Áo Lê Phổ dành rất nhiều sự khen ngợi bởi sự gợi cảm, tinh tế và thu hút với kích thước ôm khít cơ thể, đẩy cầu vai với tà áo chạm đất, màu sắc mới mẻ.Áo dài Lê Phổ

Áo dài Việt Nam vào năm 1960

  • Trong thập niên 60, đã thay đổi thêm một lần nữa với nét quyến rũ hơn, áo dài Raglan đã xuất hiện, do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra.

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…

  • Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít phần eo cơ thể, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ, hai tà được nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông lược bỏ đi phần đường nhăn ở nách giúp trang phục trở nên tinh tế hơn.Áo dài Raglan

Áo dài Việt Nam vào năm 1970 đến nay

  • Áo dài Việt Nam qua các thời kì có những biến đổi không ngừng từ kiểu dáng, chất liệu. Áo dài còn được phá cách chuyển thành áo cưới, áo cách tân,…
  • Với sự thay đổi của lối sống hiện tại, xu hướng năng động áo dài truyền thống đã được thiết kế mới mẻ thay đổi kiểu dáng về cổ áo, tà áo ngắn hơn, quần được thiết kế chung với áo đem đến nhiều sự lựa chọn cho người phụ nữ.
  • Dù ở thời kì nào thì áo dài truyền thống vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm và kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.  Áo dài truyền thống

 

Bài viết trên Neo đã cho các bạn những thông tin về nguồn gốc và sự phát triển của áo dài  Việt Nam. Để chọn được cho mình những chiếc áo dài  duyên dáng với những kiểu dáng mang phong cách thời thượng ngày nay, hãy đến với Neo sẽ tư vấn cho các bạn để có thể chọn được trang phục hợp với kiểu dáng của mình.