Đăng nhập/ Đăng ký nhanh bằng tài khoản mạng xã hội

Giỏ Hàng (0)
Đóng
Cập nhật giỏ hàng

Hiện tại chưa có sản phẩm nào
trong giỏ hàng

Tiếp tục mua sắm

Áo dài nam: câu chuyện đi tìm quốc phục cho đàn ông

Nhắc tới áo dài là nói đến hình ảnh duyên dáng của người phụ nữ không ai nghĩ rằng bộ ‘ áo dài, khăn đóng ‘ cũng từng là trang phục truyền thống đặc trưng của đàn ông Việt. Trải qua nhiều biến cố lịch sử áo dài nam đã bị lãng quên. Sau đây hãy cùng Neo đi tìm hiểu một số nét về áo dài nam.

Tiền thân của áo dài nam

  • Bắt đầu từ thời nhà Nguyễn. Vua Nguyễn Phúc Khoát là người đầu tiên định hình chiếc áo dài được coi là sự kết hợp giữa trang phục của người Hán và Chămpa. Đến thời vua Gia Long trở đi, nhà Nguyễn đã hoàn chỉnh được bộ áo dài nam, hay còn được gọi là áo ngũ thân.
  • Từ sau năm 1945, đất nước ta còn rất nghèo, việc may áo ngũ thân lại tốn nhiều vải vóc. Trải qua cuộc chiến trường kì, có sự nối tiếp của phong trào phương Tây đã thay đổi cái nhìn về trang phục của người dân, khiến cho áo dài nam giới bị lãng quên.
  • Năm 1827-1837, hoàng đế Minh Mạng đã cải cách trang phục, từ đó áo dài ngũ thân- áo dài Huế trở thành trang phục chung của người Việt Nam. Áo dài ngũ thân bị lãng quên
  • Áo ngũ thân có những đặc trưng:

 – Thân áo:có 2 mảnh thân trước, 2 mảnh thân sau, và 1 mảnh thân con (thân thứ 5) nằm phía bên phải ở trước thân phủ trùm hết vai phải và ngực, mục đích khi cài đủ khuy áo thì ngực đàn ông sẽ trở nên vạm vỡ hơn. Vạt áo được may xoè và cong nên khi mặc áo sẽ có xu hướng rũ xuống ôm quanh người.

  –  Nút áo: có 5 nút, vị trí các nút áo 1 khuy ở cổ, 1 khuy ở xương đòn bên phải và 3 khuy còn lại được đính khéo léo ở dọc sườn phải cách đều nhau. Các loại nút này thường được làm bằng các nguyên liệu như gỗ, ngọc hay kim loại….

 – Lớp lót: Là lớp áo mặc bên trong áo dài, có màu trắng, kiểu áo gần giống như áo bà ba.

 – Tay áo: Tay áo được may với kích thước thoải mái để có thể dễ dàng cử động hơn. Phần vai và phần tay áo sẽ là một đường thẳng kéo dài xuống và hơi hít vào phần cổ tay. Vai áo không may cứng như áo vest.

 – Cổ áo: Cổ áo được may cổ đứng tròn, vuông cạnh có hai lớp, lớp trong được may bằng vải mềm, cổ áo ngoài được may cứng và ôm sát vào cổ tạo nét kín đáo, lịch sự.

 – Tà áo: 2 thân trước của áo dài nam để dài quá đầu gối chừng 5 – 7cm, tà áo lượn hình cánh cung.  Áo ngũ thân tay chẽn

  • Chiếc áo dài dành cho nam thường được may bằng các loại vải gấm dành cho giới thượng lưu, còn giới trung lưu thường may bằng chất liệu sa, the mỏng…
  • Áo ngũ thân không chỉ là trang phục truyền thống mà còn là nét đẹp trong tâm hồn người Việt, thể hiện giá trị tốt đẹp,đạo đức và thẩm mỹ.

Làm sao để áo dài nam trở về đúng giá trị?

  • Để trở về đúng giá trị của nó cần chú trọng triển khai quảng bá áo dài nam Việt Nam. Cần có sự hiệp lực các ngành đoàn thể, Bộ văn hoá, các nhà làm văn hóa, lịch sử cùng chung tay truyền bá về giá trị áo dài nam đến công chúng, khán giả trẻ.
  • Nên cho nguồn tài liệu vào sách lịch sử để giảng dạy cho thế hệ trẻ ý nghĩa về áo dài nam Việt Nam. Đây cũng là cách bảo tồn giá trị nhân văn tà áo dài nam – theo nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Huỳnh Trọng Nhân cho biết.
  • Ở góc độ mỹ thuật áo dài nam thể hiện sự sang trọng, đứng đắn, đĩnh đạc, đàng hoàng. Về màu sắc, thì màu đen thể hiện được sự nam tính, khiêm nhường, phong thái đặc trưng của người đàn ông Việt.

Áo dài nam truyền thống

  • Áo dài nam là một sự lựa chọn hợp lý, khi mặc nó nên người, tôi thấy mình khác với các bạn đến từ các nước khác, tôi thấy vô cùng tự hào, Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết.
  • Ở nước ta, từ năm 1991, ngành Văn hóa đã tổ chức “Lễ phát động tuyển chọn mẫu thiết kế lễ phục nhà nước”. Năm 2006, cả thế giới chứng kiến các nguyên thủ quốc gia thế giới dự Hội nghị APEC tại phía trước tòa nhà Trung tâm Hội nghị Quốc gia – Hà Nội trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam. Áo dài nam tuy chưa có quyết định Nhà nước, song đã được một số cán bộ ngành ngoại giao lựa chọn mặc nó trong hoạt động ngoại giao quốc tế. Đại hội APEC năm 2006
  • Nói đến Huế không chỉ là nơi đầu tiên sản sinh ra áo dài nam mà còn là nơi gìn giữ, bảo tồn trang phục này hàng trăm năm qua.
  • Tháng 7 vừa qua cán bộ của Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên – Huế đã khuyến khích mặc áo dài nam đi làm hay đề xuất cho nam sinh mặc áo dài vào những ngày đại hội của trường. Đề xuất này cũng nhận rất nhiều phản hồi từ hai phía một nửa đồng ý, nửa còn lại không đồng ý. Tuy đây chỉ là đề xuất nhưng tương lai không xa mong ước này sẽ thực hiện được.
  • Trong vài năm trở lại đây, kể từ khi CLB trong nhóm đình làng được thành lập, nhóm quy tụ những thành viên yêu thích áo dài, những người tích cực góp phần quảng bá và vận động mọi người mặc áo dài vào mỗi dịp tết đến.CLB đình làng
  • Áo dài nam giới cần được bảo tồn và phát huy, không chỉ có áo dài nữ mà áo dài nam cũng trở thành trang phục Việt.

Cách phối đồ áo dài nam

  • Khi mặc áo dài người mặc cũng rất tinh tế như: phải mặc áo trắng bên trong, nếu áo ngoài màu sặc sỡ thì nên mặc lớp sa hoặc the phủ ra ngoài để làm dịu đi màu sắc của áo.
  • Có thể mặc áo dài với quần tây sáng màu, ống nhỏ.
  • Áo dài ngũ thân còn kèm một chiếc khăn quấn đầu. Khăn quấn chỉ được quấn bằng tay chứ không đóng sẵn thể hiện được phong thái nho nhã, thư sinh. Quấn khăn phải thật khéo léo, vành xếp lên cân đối, tạo hình chữ nhân hoặc chữ nhất ôm lấy búi tóc phía sau. Cách quấn khăn thể hiện sự nho nhã, lòng nhân nghĩa, trung hiếu phải luôn được đặt lên hàng đầu. Khăn xếp nam truyền thống

Để áo dài ngày được phát triển mà cả nam và nữ đều có thể mặc được trong mỗi dịp tết hay các ngày lễ chúng ta cần phải phát triển lan rộng ra khắc cả nước, tuyên truyền những nét đẹp văn hoá của áo dài.